Khó chồng khó vì nghẽn cảng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng

Bộ Công Thương cho hay ngày 25/8, cảng Tân Cảng Hiệp Phước đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo tại cảng sà lan do có công nhân mắc COVID-19. Theo dự kiến, sớm nhất đến trung tuần tháng 9/2021, hoạt động này mới vận hành trở lại.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Hiện chỉ còn Bến 125 Tân Cảng Cát Lái và cảng Tân Cảng Nhơn Trạch còn hoạt động để phục vụ cho việc đóng gạo bằng container.

Tuy nhiên, năng lực đóng hàng của hai cảng này đều thấp hơn so với thời gian trước gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu mặt hàng gạo, ít nhất là đến hết tháng 9/2021.

Ngay sau khi thông tin "nghẽn" cảng được công bố, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo bày tỏ sự lo lắng đối với tiến độ giao hàng các đơn hàng đã ký cũng như khả năng nhận thêm đơn hàng mới trong bối cảnh khó khăn chồng chất hiện nay.

Chia sẻ với người viết, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Intimex Group, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho biết: "Việc Tân cảng Hiệp Phước ngừng hoạt động ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 

Khó chồng khó vì nghẽn cảng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng - Ảnh 1.

Dự kiến, sớm nhất đến trung tuần tháng 9/2021, hoạt động của Tân Cảng Hiệp Phước mới vận hành trở lại. (Ảnh: TTXVN)

Tại Bến 125 Tân Cảng Cát Lái số máy được mở để đóng rút hàng rất ít so với năng lực thực tế, chỉ đạt khoảng 25% công suất do thiếu nhân công nên khi Tân Cảng Hiệp Phước bị thắt chặt thì tình hình càng khó khăn hơn".

Cũng theo Phó Chủ tịch VFA, Bến 125 Tân Cảng Cát Lái là cảng đóng gạo chính tại TP HCM nhưng hiện tại chỉ hoạt động với công suất khoảng 70 container/ngày. 

Nếu tính trung bình mỗi container khoảng 25 tấn gạo, mỗi ngày sẽ chỉ có khoảng 1.750 tấn gạo được đóng container để xuất khẩu. 

So với nhu cầu xuất gạo của doanh nghiệp, công suất này là quá nhỏ khiến cho lưu lượng đóng cũng khó thông ngay lúc này bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề cộng sinh trong xuất khẩu gạo.

“Còn hàng loạt vấn đề liên quan, như logistics từ nhà máy lên cảng, năng lực bốc xếp của công nhân tại cảng cũng là vấn đề lớn vì hiện nay đang thực hiện giãn cách xã hội”, ông Nam nói.

Chia sẻ cụ thể tình hình của Intimex Group, theo ông Nam, kế hoạch giao hàng tháng 8 này của Intimex Group là 90.000 tấn nhưng thực tế chỉ giao được khoảng 60.000 tấn, giảm trên 30% và cộng thêm tình hình của Tân Cảng Hiệp Phước thì sang tháng tới sẽ ảnh hưởng đến các hợp đồng đã cam kết với khách hàng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/kho-chong-kho-vi-nghen-cang-doanh-nghiep-xuat-khau-gao-be-tac-khong-dam-ky-hop-dong-20210827151109335.htm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến